Danh mục Sản Phẩm
Đèn Chiếu Sáng LED | ZALAA Việt Nam
Tín chỉ carbon là gì? Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam

Tín chỉ carbon là gì? Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam

Wednesday, 19 July, 2023

Tín chỉ carbon là một đơn vị đo lường được sử dụng để giới hạn lượng khí thải carbon mà một doanh nghiệp được thải ra môi trường. Thuật ngữ này được đưa ra nhằm mục tiêu làm giảm lượng khí thải carbon, bảo vệ khí quyển và chống lại quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu. Để hiểu thêm về tín chỉ carbon và những kiến thức liên quan, hãy cùng SUNEMIT tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon hay định mức carbon được coi như một loại giấy phép cho phép chủ sở hữu thải ra một lượng khí CO2 nhất định hoặc khí thải nhà kính khác (CH4, NO2). Một tín chỉ carbon sẽ tương đương với một tấn khí CO2 (hoặc khí thải khác) được thải ra môi trường.

tín chỉ carbon là gì 1

Thị trường carbon là gì?

Theo thỏa thuận chung tại Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu và những thỏa thuận quốc tế khác về khí thải nhà kính thì các quốc gia cần thực hiện việc cắt giảm lượng khí nhà kính thải ra môi trường.

Theo đó, mỗi công ty, nhà máy sản xuất đều có một định mức về lượng khí thải nhà kính thải ra môi trường. Nếu cao hơn mức quy định, những đơn vị này sẽ phải mua thêm tín chỉ carbon để không vi phạm quy định chung về bảo vệ môi trường. Ngược lại, nếu lượng phát thải thực tế nhỏ hơn mức giới hạn thì đơn vị đó có thể bán số tín chỉ carbon chưa sử dụng cho các đơn vị khác.

Do đó, thị trường carbon chính là một hệ thống giao dịch về việc mua bán, trao đổi tín chỉ carbon giữa các công ty, đơn vị, tổ chức hoặc giữa các quốc gia tham gia vào thị trường. Đối với các vấn đề về môi trường, khí CO2 được coi là một loại khí thải, đại diện cho các loại khí nhà kính khác gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó mà các giao dịch trên thị trường carbon thường được gọi chung là việc mua bán hay trao đổi carbon.

Các loại thị trường carbon

Hiện nay có hai loại thị trường carbon là: tuân thủ và tự nguyện.

  • Thị trường carbon tuân thủ: Thị trường này được tạo ra từ sự cam kết của các quốc gia trong Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC), bắt buộc các quốc gia thành viên phải thực hiện theo quy định, nhằm mục tiêu cắt giảm lượng khí thải nhà kính thải ra môi trường.
  • Thị trường carbon tự nguyện: Đây là thị trường đề cập đến việc phát hành, mua và bán tín chỉ carbon trên cơ sở tự nguyện giữa các tổ chức, công ty hoặc giữa các quốc gia.

Tại sao phải giảm mức độ carbon và khí nhà kính trong khí quyển?

Khi bàn về vấn đề biến đổi khí hậu, Hội đồng Liên Hợp Quốc đã chỉ ra rằng mức độ gia tăng khí nhà kính trong khí quyển đã khiến cho trái đất nóng lên và gây ra những thay đổi thời tiết khắc nghiệt trên thế giới. Trong đó, khí CO2 là khí nhà kính chính, ảnh hưởng lớn đến khí hậu của mọi quốc gia.

Hiện tại, CO2 (carbon dioxide) được tạo ra chủ yếu từ việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt để tạo ra nhiệt năng cung ứng cho các ngành công nghiệp hoặc tạo ra điện năng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, kinh doanh và sản xuất của con người. Vì vậy, để giảm lượng khí carbon dioxide thải ra, chúng ta cần giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch bằng cách tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay thế. Đây chính là một trong những lựa chọn ít tốn kém nhất trong việc cung cấp điện năng, giúp cắt giảm lượng khí thải CO2, giảm ô nhiễm môi trường và phát triển nền kinh tế bền vững.

tín chỉ carbon là gì 2

Các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió không thải ra khí carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác nên không tác động làm nhiệt độ trái đất nóng lên. Bên cạnh đó, việc sử dụng năng lượng tái tạo còn giúp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giúp lưới điện trở nên linh hoạt hơn, tạo công ăn việc làm cho người lao động (làm việc tại các nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời, sản xuất trang thiết bị cho hệ thống điện mặt trời hay lắp đặt điện mặt trời) hoặc đơn giản hơn giúp làm giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng cho người tiêu dùng. Nhìn chung, năng lượng tái tạo mang đến rất nhiều lợi ích cho cả cá nhân, tổ chức và cả một quốc gia.

Thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam khi nào được triển khai?

Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, Chính phủ đã ban hành về việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng hội thảo về đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam”. Theo đó, Việt Nam sẽ bắt đầu thí điểm thị trường carbon vào năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028.

Với đề án này, nước ta sẽ tiến hành tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon trong năm 2025. Nội dung thực hiện bao gồm việc xây dựng quy chế vận hành, các cơ chế mua bán, trao đổi tín chỉ carbon trong nước và quốc tế để phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên.

Đến năm 2028, Việt Nam sẽ chính thức tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Quy định các hoạt động kết nối, mua bán và trao đổi tín chỉ carbon giữa các đơn vị, doanh nghiệp trong nước và với thị trường nước ngoài, giữa các nước trên thế giới.

Theo đó, các đối tượng tham gia vào thị trường carbon ở Việt Nam được quy định như sau:

  • Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do nhà nước và chính phủ ban hành.
  • Các đơn vị tham gia vào thị trường cần thực hiện theo cơ chế trao đổi, mua bán tín chỉ carbon trong nước và quốc tế, phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà trong đó Việt Nam là nước thành viên.
  • Các cá nhân và tổ chức có liên quan đến các hoạt động đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính hay tín chỉ carbon trên thị trường.

Tiềm năng phát triển thị trường carbon ở Việt Nam

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển thị trường carbon do có đến 3/4 diện tích là đất rừng, cùng với đó là các loại hình khác như biển, năng lượng tái tạo… Tất cả đều tạo ra tín chỉ carbon. Tuy nhiên, việc vận hành thị trường carbon tại Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức như: Việc theo dõi, giám sát và báo cáo tiến trình trao đổi, mua bán tín chỉ carbon cần kỹ thuật khá phức tạp; chính phủ cần có quy định rõ ràng về những ngành nghề nào phải tham gia vào thị trường; đồng thời cần có sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo kết nối tốt giữa các doanh nghiệp.

Tuy có những khó khăn nhưng việc xây dựng hệ thống giao dịch tín chỉ carbon vẫn là một giải pháp cần thiết để các doanh nghiệp trong nước giảm thải lượng khí thải nhà kính, chuyển dần sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Điều này không chỉ đóng góp phần lớn vào việc bảo vệ môi trường mà còn giúp các doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh, sản xuất cho đơn vị của mình.

tín chỉ carbon là gì 3
Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để giảm thiểu lượng khí thải CO2

Trên đây là những thông tin chi tiết về tín chỉ carbon, định nghĩa tín chỉ carbon là gì và những kiến thức liên quan, hi vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về thuật ngữ này và có những động thái tích cực như chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để giảm thiểu lượng carbon, hỗ trợ bảo vệ môi trường tốt hơn.

Tín chỉ carbon là một đơn vị đo lường được sử dụng để giới hạn lượng khí thải carbon mà một doanh nghiệp được thải ra môi trường. Thuật ngữ này được đưa ra nhằm mục tiêu làm giảm lượng khí thải carbon, bảo vệ khí quyển và chống lại quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu. Để hiểu thêm về tín chỉ carbon và những kiến thức liên quan, hãy cùng SUNEMIT tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon hay định mức carbon được coi như một loại giấy phép cho phép chủ sở hữu thải ra một lượng khí CO2 nhất định hoặc khí thải nhà kính khác (CH4, NO2). Một tín chỉ carbon sẽ tương đương với một tấn khí CO2 (hoặc khí thải khác) được thải ra môi trường.

tín chỉ carbon là gì 1

Thị trường carbon là gì?

Theo thỏa thuận chung tại Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu và những thỏa thuận quốc tế khác về khí thải nhà kính thì các quốc gia cần thực hiện việc cắt giảm lượng khí nhà kính thải ra môi trường.

Theo đó, mỗi công ty, nhà máy sản xuất đều có một định mức về lượng khí thải nhà kính thải ra môi trường. Nếu cao hơn mức quy định, những đơn vị này sẽ phải mua thêm tín chỉ carbon để không vi phạm quy định chung về bảo vệ môi trường. Ngược lại, nếu lượng phát thải thực tế nhỏ hơn mức giới hạn thì đơn vị đó có thể bán số tín chỉ carbon chưa sử dụng cho các đơn vị khác.

Do đó, thị trường carbon chính là một hệ thống giao dịch về việc mua bán, trao đổi tín chỉ carbon giữa các công ty, đơn vị, tổ chức hoặc giữa các quốc gia tham gia vào thị trường. Đối với các vấn đề về môi trường, khí CO2 được coi là một loại khí thải, đại diện cho các loại khí nhà kính khác gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó mà các giao dịch trên thị trường carbon thường được gọi chung là việc mua bán hay trao đổi carbon.

Các loại thị trường carbon

Hiện nay có hai loại thị trường carbon là: tuân thủ và tự nguyện.

  • Thị trường carbon tuân thủ: Thị trường này được tạo ra từ sự cam kết của các quốc gia trong Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC), bắt buộc các quốc gia thành viên phải thực hiện theo quy định, nhằm mục tiêu cắt giảm lượng khí thải nhà kính thải ra môi trường.
  • Thị trường carbon tự nguyện: Đây là thị trường đề cập đến việc phát hành, mua và bán tín chỉ carbon trên cơ sở tự nguyện giữa các tổ chức, công ty hoặc giữa các quốc gia.

Tại sao phải giảm mức độ carbon và khí nhà kính trong khí quyển?

Khi bàn về vấn đề biến đổi khí hậu, Hội đồng Liên Hợp Quốc đã chỉ ra rằng mức độ gia tăng khí nhà kính trong khí quyển đã khiến cho trái đất nóng lên và gây ra những thay đổi thời tiết khắc nghiệt trên thế giới. Trong đó, khí CO2 là khí nhà kính chính, ảnh hưởng lớn đến khí hậu của mọi quốc gia.

Hiện tại, CO2 (carbon dioxide) được tạo ra chủ yếu từ việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt để tạo ra nhiệt năng cung ứng cho các ngành công nghiệp hoặc tạo ra điện năng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, kinh doanh và sản xuất của con người. Vì vậy, để giảm lượng khí carbon dioxide thải ra, chúng ta cần giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch bằng cách tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo thay thế. Đây chính là một trong những lựa chọn ít tốn kém nhất trong việc cung cấp điện năng, giúp cắt giảm lượng khí thải CO2, giảm ô nhiễm môi trường và phát triển nền kinh tế bền vững.

tín chỉ carbon là gì 2

Các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió không thải ra khí carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác nên không tác động làm nhiệt độ trái đất nóng lên. Bên cạnh đó, việc sử dụng năng lượng tái tạo còn giúp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giúp lưới điện trở nên linh hoạt hơn, tạo công ăn việc làm cho người lao động (làm việc tại các nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời, sản xuất trang thiết bị cho hệ thống điện mặt trời hay lắp đặt điện mặt trời) hoặc đơn giản hơn giúp làm giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng cho người tiêu dùng. Nhìn chung, năng lượng tái tạo mang đến rất nhiều lợi ích cho cả cá nhân, tổ chức và cả một quốc gia.

Thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam khi nào được triển khai?

Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, Chính phủ đã ban hành về việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng hội thảo về đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam”. Theo đó, Việt Nam sẽ bắt đầu thí điểm thị trường carbon vào năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028.

Với đề án này, nước ta sẽ tiến hành tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon trong năm 2025. Nội dung thực hiện bao gồm việc xây dựng quy chế vận hành, các cơ chế mua bán, trao đổi tín chỉ carbon trong nước và quốc tế để phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên.

Đến năm 2028, Việt Nam sẽ chính thức tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Quy định các hoạt động kết nối, mua bán và trao đổi tín chỉ carbon giữa các đơn vị, doanh nghiệp trong nước và với thị trường nước ngoài, giữa các nước trên thế giới.

Theo đó, các đối tượng tham gia vào thị trường carbon ở Việt Nam được quy định như sau:

  • Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do nhà nước và chính phủ ban hành.
  • Các đơn vị tham gia vào thị trường cần thực hiện theo cơ chế trao đổi, mua bán tín chỉ carbon trong nước và quốc tế, phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà trong đó Việt Nam là nước thành viên.
  • Các cá nhân và tổ chức có liên quan đến các hoạt động đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính hay tín chỉ carbon trên thị trường.

Tiềm năng phát triển thị trường carbon ở Việt Nam

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển thị trường carbon do có đến 3/4 diện tích là đất rừng, cùng với đó là các loại hình khác như biển, năng lượng tái tạo… Tất cả đều tạo ra tín chỉ carbon. Tuy nhiên, việc vận hành thị trường carbon tại Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức như: Việc theo dõi, giám sát và báo cáo tiến trình trao đổi, mua bán tín chỉ carbon cần kỹ thuật khá phức tạp; chính phủ cần có quy định rõ ràng về những ngành nghề nào phải tham gia vào thị trường; đồng thời cần có sự chuẩn bị về cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo kết nối tốt giữa các doanh nghiệp.

Tuy có những khó khăn nhưng việc xây dựng hệ thống giao dịch tín chỉ carbon vẫn là một giải pháp cần thiết để các doanh nghiệp trong nước giảm thải lượng khí thải nhà kính, chuyển dần sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Điều này không chỉ đóng góp phần lớn vào việc bảo vệ môi trường mà còn giúp các doanh nghiệp gia tăng hiệu quả kinh doanh, sản xuất cho đơn vị của mình.

tín chỉ carbon là gì 3
Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để giảm thiểu lượng khí thải CO2

Trên đây là những thông tin chi tiết về tín chỉ carbon, định nghĩa tín chỉ carbon là gì và những kiến thức liên quan, hi vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về thuật ngữ này và có những động thái tích cực như chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để giảm thiểu lượng carbon, hỗ trợ bảo vệ môi trường tốt hơn.

Bạn đang xem: Tín chỉ carbon là gì? Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hà Nội- Miền Bắc (Mr Duy): 0916.347.111 M.Trung- Đà Nẵng (Mr Tuấn Anh): 094.2344.888 HCM - Miền Nam (Mr Tuệ): 0942.668.444
Zalo Messenger Gọi ngay

Giỏ hàng